Giới thiệu về đất nước Nepal
Lâm Tỳ Ni là một trong bốn thánh tích được xem như quan trọng nhất của Phật giáo, gọi là Tứ động tâm. Tứ động tâm gồm: Lâm Tỳ Ni thuộc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) thuộc Ma Kiệt Đà (Magadha), Lộc Uyển nơi chuyển pháp luân xứ Ba La Nại (Benares), và Câu Thi Na (Kushinagar) thuộc cộng hòa Malla (bang Bihar ngày nay), nơi đức Phật nhập Vô dư Niết bàn. Bốn thánh tích trọng đại này được cô đọng trong bốn câu rất dễ nhớ:
Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal (trước kia gọi là Vương quốc Nepal ) là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại vùng Himalaya ở Nam Á có phần chồng gối với Đông Á, giáp biên giới với Tây Tạng của Trung Quốc ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam, đông và tây.
Văn hóa Nepal tương đồng với những nền văn hóa lân cận là Tây Tạng và Ấn Độ, về trang phục, ngôn ngữ, và thực phẩm. Một bữa ăn điển hình Nepal là dal-bhat - dal hấp với gạo, rau và các gia vị. Món này được dùng hai lần mỗi ngày, một vào buổi sáng và một vào buổi tối. Giữa hai bữa chính đó là các món ăn nhanh như chiura (gạo giã) và chè. Thịt, trứng và cá được coi là bữa tiệc
Đại đa số người dân Nepal theo Ấn Độ giáo. Thần Shiva được coi là thần bảo hộ của đất nước. Nepal là quê hương của Thần Shiva, với ngôi đền nổi tiếng Pashupatinath, nơi mà người Hindu từ khắp nơi trên thế giới đến hành hương.
Nepal còn là thánh địa của Phật giáo với Lâm Tỳ Ni là một địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Theo truyền thuyết được cho là nơi sinh của Siddhartha Gautama, sau này là Đức Phật Thích Ca, người sáng lập Phật giáo.
Địa điểm linh thiêng Lâm Tỳ Ni được bao bọc bởi một khu tu viện lớn, trong khuôn viên đó chỉ có tu viện mới được xây dựng. Có tất cả ba hệ phái lớn của Phật giáo tồn tại ở Nepal đó là Đại Thừa, Tiểu Thừa và Kim Cương Thừa. Phật giáo cũng là tôn giáo hàng đầu ở khu vực phía Bắc thưa dân, trong đó chủ yếu là nơi sinh sống của các tộc người Tây Tạng, người Sherpa.
Hồi giáo là một tôn giáo thiểu số ở Nepal, với 4,2% dân số là người Hồi giáo theo điều tra dân số năm 2006., ngoài ra còn có Kitô giáo và Kỳ Na giáo.
Lâm Tỳ Ni là một trong bốn thánh tích được xem như quan trọng nhất của Phật giáo, gọi là Tứ động tâm. Tứ động tâm gồm: Lâm Tỳ Ni thuộc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) thuộc Ma Kiệt Đà (Magadha), Lộc Uyển nơi chuyển pháp luân xứ Ba La Nại (Benares), và Câu Thi Na (Kushinagar) thuộc cộng hòa Malla (bang Bihar ngày nay), nơi đức Phật nhập Vô dư Niết bàn. Bốn thánh tích trọng đại này được cô đọng trong bốn câu rất dễ nhớ:
“Đản sanh Ca Tỳ La
Thành đạo Ma Kiệt Đà
Thuyết pháp Ba La Nại
Niết bàn Câu Thi Na”.
Lâm Tỳ Ni, phạn ngữ là Lumbini, xưa kia là khu vườn xinh đẹp của kinh thành Ca Tỳ La Vệ. Hiện nay vị trí khu vườn này nằm trên phần đất của Nepal, tiếp giáp biên giới, chỉ cách Ấn Độ khoảng 30 km. Lâm Tỳ Ni, nơi đản sinh một Đức Phật, nằm dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn, các sách thường ghi cách thành Ca Tỳ La Vệ cũ khoảng 15 km, rất có thể là đường chim bay, trên thực tế phải đi vòng bằng đường lộ nhựa khoảng 40km.
Theo phong tục Ấn Độ, người con gái sắp đến ngày sinh nở phải trở về quê mẹ, hoàng hậu Ma Da cũng không ngoại lệ. Trên đoạn đường về quê, khi ngang qua khu vườn Lâm Tỳ Ni, bà cảm thấy tâm trạng thư thái nhẹ nhàng, niềm vui lâng lâng khó tả giữa những tiếng chim đủ loại reo hót trên các cành cây như đón chào bà, một thánh mẫu đang mang thánh thai. Ánh bình minh tỏ rạng, những tia nắng hồng ban mai xuyên qua các cành cây cổ thụ để lại những vệt sáng dài trên cỏ, làm long lanh những giọt sương dường như còn đang say ngủ trong buổi sáng êm ả đẹp trời.
Trong lúc đang say sưa ngắm nhìn cảnh vật quanh khu vườn, giữa bao kì hoa dị thảo, bỗng nhiên bà cảm thấy nhiệm vụ thiêng liêng của người mẹ bắt đầu xảy ra và phải xảy ra tại nơi này. Bà liền với tay nắm cành cây vô ưu để vững vàng trong giây phút chuyển dạ đột ngột. Bà liền cho thị nữ căng màn, trải một nơi nằm tạm thời cho giờ phút thiêng liêng, sự chờ đợi nức lòng của cả chư thiên và loài người, hay đúng hơn chính là sự mong mỏi của vua Tịnh Phạn và toàn dân kinh thành Ca Tỳ La Vệ. Bà hạ sinh một hoàng nam khôi ngô tuấn tú, một đấng trượng phu xuất cách được biểu hiện ngay từ lúc sơ sinh.
Tương truyền rằng, khi sinh thái tử, lúc đó trái đất rung chuyển bảy lần, nhạc trời rền vang cả hư không, muôn chim bay lượn khắp trời, cây cối trong vườn xinh tươi hẳn lên và đức Bồ-tát hạ sinh từ hông phải của mẹ, bước đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen đỡ chân. Ngài dõng dạt tuyên ngôn: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, vô lượng sinh tử, ư kim tận hỷ” - Trên trời dưới trời, sự giác ngộ là trên hết. Mọi trói cột của sanh tử, đời này đoạn diệt hết. Kinh Trường A Hàm I.
Sau đó, đoàn tùy tùng đưa bà hồi kinh, trước sự đón rước mừng vui, reo hò của thần dân trong kinh thành. Và người vui mừng tột độ không ai khác hơn là vua Tịnh Phạn, một người đã ngày đêm khẩn cầu để có được hoàng nam xứng đáng kế thừa vương vị. Lúc ấy vào ngày trăng tròn tháng Vesak Ấn Độ, tương đương rằm tháng Tư âm lịch, năm 623 (hoặc 624) trước kỷ nguyên Tây lịch.
Hiện nay, tại vườn Lâm Tỳ Ni vị trí quan trọng nhất đang được xây kín lại để chống xói mòn và hư hoại. Bên trong là những nền gạch cũ mục, một vài chỗ phải được chống đỡ để khỏi bị sụp đổ. Những vết tích cổ xưa như dấu chân vẫn còn in trên đá, được xác định là vị trí lúc Đức Phật đản sinh. Trên bờ tường gạch kề bên dấu chân Phật, cách mặt đất khoảng 3m có một bức phù điêu rất xinh đẹp khắc hình hoàng hậu Ma Da trong tư thế đứng đang đưa tay vịnh cành cây vô ưu, phía trước có hình thái tử đản sinh và xung quanh có những thị nữ đang đứng hầu.
Quang cảnh xung quanh Lâm Tỳ Ni ít nhiều cũng có bàn tay chăm sóc của con người. Bên cạnh nền gạch cũ còn sót lại, một vài cây xanh vươn mình che bóng mát khiêm tốn trong khoảng trống giới hạn; vài khóm hoa cùng đua sắc màu trong bầu trời xuân tươi đẹp. Bao nhiêu đó cũng làm cho khu thánh địa Lâm Tỳ Ni gợi lên được sức sống tiềm ẩn, cố chờ đợi sự huy hoàng sẽ được lập lại tại khu thánh địa này, nơi đánh dấu sự ra đời của bậc vĩ nhân.
Nguồn: Internet
Liên hệ tư vấn và đặt chương trình:
Tour du lịch tâm linh - Hành hương đất Phật
Văn phòng chính: Số 1/200/10 Nguyễn Sơn, Hà Nội
Điện Thoại: (844) 38224468 Máy lẻ: 111/112/113
Ms. Diệu Mai: 091321.9284; Mr. Hải Đăng: 09047.66668
Cùng bạn An lạc trên mỗi chuyến Hành hương!
Các bài khác :
- KÝ SỰ ẢNH CHƯƠNG TRÌNH MYANMAR (14.09.2017)
- GIỚI THIỆU VỀ XỨ CHÙA VÀNG - ĐẤT NƯỚC MYANMAR (14.09.2017)
- GIỚI THIỆU XỨ CHÙA VÀNG - THÁI LAN (14.09.2017)
- GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ (14.09.2017)
- Giới thiệu về Đất nước Srilanka (13.09.2017)