TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM - CTCP

CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG HÀNG KHÔNG

GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người khai sáng ra Phật Giáo,  sinh vào năm 624 trước công nguyên tại Thành Phố Lâm Tỳ Ni (Lumbini) mà ngày nay là nước Nepal, phía bắc Ấn Độ. Ngài nguyên là Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) của dòng họ Cồ Đàm (Gautama) thuộc nước Ca Tỳ La Vệ (Capilavastu). Phụ vương của Thái Tử là Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẫu hậu là Hoàng Hậu Maya. Năm 16 tuổi Thái Tử kết hôn với Công Chúa Da Du Đà La (Yasodhara). Năm 29 tuổi Thái Tử vào Hy Mã Lạp Sơn để xuất gia tầm đạo tìm con đường giải thoát khổ đau cho mình và chúng sinh. 

 

 

Ấn Độ  là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.

 

Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh.

 

Đất nước Ấn Độ có một vị thế địa lý rất đặc biệt. Đó là lưng dựa vào dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ nhất thế giới, mặt nhìn ra Ấn Độ Dương biển cả mênh mông, lại còn có 2 con sông lớn là Ấn Hà và Hằng Hà như hai dòng sữa tươi nuôi một bình nguyên bao la và cũng là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp định cư vào thời cổ đại. Chính ở chốn địa linh nhân kiệt đó nhiều vĩ nhân ra đời như đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh Mahatma Gandhi, hiền triết Jiddu Krishnamurti, thi hào Rabindranath Tagore, v.v… và các tôn giáo, trường phái triết học lớn và lâu đời nhất thế giới được hình thành như Vệ Đà, Áo Nghĩa Thư, Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Kỳ Na Giáo, Đạo Sikh, v.v…

 

 

Tóm tắt về Cuộc đời của Đức Phật

 

        

 

                Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người khai sáng ra Phật Giáo,  sinh vào năm 624 trước công nguyên tại Thành Phố Lâm Tỳ Ni (Lumbini) mà ngày nay là nước Nepal, phía bắc Ấn Độ. Ngài nguyên là Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) của dòng họ Cồ Đàm (Gautama) thuộc nước Ca Tỳ La Vệ (Capilavastu). Phụ vương của Thái Tử là Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẫu hậu là Hoàng Hậu Maya. Năm 16 tuổi Thái Tử kết hôn với Công Chúa Da Du Đà La (Yasodhara). Năm 29 tuổi Thái Tử vào Hy Mã Lạp Sơn để xuất gia tầm đạo tìm con đường giải thoát khổ đau cho mình và chúng sinh.    

      

 

            Trải qua 6 năm tầm sư học đạo, nhưng Thái Tử Sĩ Đạt Ta vẫn không thỏa mãn với những giáo thuyết và pháp môn tu của những vị đạo sư mà Ngài theo học. Cuối cùng vì tu theo khổ hạnh ép xác, Ngài đã kiệt sức và ngã quỵ bên giòng sông Ni Liên Thiền (Nairanjana) và nhờ bác sữa của nữ thí chủ Tu Xà Đa (Sujata) mà Ngài hồi phục. Sau  Đó Thái Tử quyết định từ bỏ lối tu khổ hạnh và bắt đầu pháp môn riêng của Ngài. Ngài đến dưới gốc cây Bồ Đề (Bodhi Tree) ngồi thiền định. Sau 49 ngày đêm thiền tọa, cuối cùng Thái Tử đã đạt được sự giác ngộ hoàn toàn và trở thành vị Phật có tên là Phật Thích Ca Mâu Ni, vào năm Ngài 35 tuổi.

 

 

 

              Sau khi giác ngộ, đức Phật đến Vườn Lộc Uyển gặp lại 5 người bạn đồng tu lúc trước và dạy cho họ pháp môn giác ngộ mà Ngài đã thành tựu để họ được chứng đạo. Bài pháp đầu tiên mà đức Phật giảng -- cũng gọi là chuyển Pháp luân tức lăn bánh xe Chánh Pháp -- cho 5 anh em ông Kiều Trần Như nghe và tu tập là Tứ Diệu Đế, bốn chân lý mầu nhiệm (Khổ, Tập, Diệt và Đạo Đế). Và đó cũng là lần đầu tiên đức Phật thiết lập Tăng Đoàn với 3 ngôi báu là Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng. Đức Phật đã tuần tự đi bộ khắp lưu vực Sông Hằng để giảng dạy về pháp môn giác ngộ và giải thoát từ đó cho đến khi Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi tức là vào năm 544 trước công nguyên.

            Sakyamuni là tiếng Phạn, các nhà Phật học Trung Quốc dịch là Năng Nhơn Tịch Mặc có nghĩa là Người có khả năng tự dứt sạch vô minh phiền não và an trú trong vắng lặng của Niết Bàn. Chữ Phật tiếng Phạn là Buddha, các nhà Phật học Trung Quốc dịch là Giác Giả có nghĩa là vị đã giác ngộ hoàn toàn. Giác ngộ có 3 ý nghĩa: Tự mình giác ngộ (tự giác), giác ngộ cho người khác (giác tha), và hoàn thành sự giác ngộ cho mình và người (giác hạnh viên mãn).

 

            Nội dung giáo nghĩa Phật Giáo có thể tóm lược trong 4 điểm chính: Vô Thường (Anitya), Khổ(Duhkha), Không (Sunya), và Vô Ngã (Anatma), thường được gọi là Bốn Pháp Ấn. Bốn giáo nghĩa này có mặt trong tất cả hệ thống giáo lý của các trường phái, bộ phái Phật Giáo từ Nguyên Thủy, Tiểu Thừa, đến Đại Thừa và ngay cả Kim Cang Thừa của Phật Giáo Tây Tạng. Vô thường là bản chất của mọi hiện tượng tâm lý và vật lý. Không một hiện tượng nào trên thế gian này thoát khỏi sự chi phối của vòng sinh, trụ, dị và diệt. Chính vì các hiện tượng chung quanh chúng ta đều vô thường nên làm cho đời sống của con người trở nên đau khổ. Khổ vì sinh, già, bệnh, chết; khổ vì mọi thứ đều tuột khỏi tầm tay kiểm soát của con người, ngay cả chính sinh mệnh của chúng ta nữa. Mọi hiện tượng đều vô thường và khổ não như thế nói lên một sự thật rất căn bản là tất cả mọi sự tồn tại đều là giả, không thật, là Không ngay tự bản chất, tức là Tánh Không. Khi các hiện tượng đều là Không trong tự tánh thì cũng đồng nghĩa là chúng không hề có tự ngã, chúng chỉ hiện hữu do các duyên hòa hợp mà thôi. Vì vô ngã, Phật Giáo không chấp nhận sự hiện hữu của Thượng Đế với ý nghĩa là đấng sáng tạo vũ trụ.

 

            Trên bình diện nhân sinh quan, Phật Giáo cho rằng con người và mọi chúng sinh có thể tự mình giác ngộ ra chân lý và giải thoát mọi khổ đau ở đời, bằng con đường tu tập để chuyển hóa nghiệp lực, bởi vì nghiệp lực là do chính con người tạo ra và cũng phải do chính con người chấm dứt nó. Điều cần lưu ý là trong giáo thuyết về nghiệp, Phật Giáo không hề chủ trương có một thứ linh hồn hay bất cứ hiện tượng gì tồn tại trong ý nghĩa có một tự ngã.

 

            Chính vì thâm cảm bản chất khổ đau của con người và tất cả chúng sinh, đức Phật đã mở rộng lòng từ bi đối với mọi loài và chủ trương tôn trọng mọi sự sống, bảo tồn môi trường sống thiên nhiên. Hình ảnh về cuộc đời sinh ra, thành đạo, sống, hoằng pháp, và nhập Niết Bàn dưới gốc cây, trong rừng núi của đức Phật là hình ảnh biểu thị lòng từ bi, bất bạo động và bao dung của Phật Giáo.

 

            Dựa vào nội dung giáo nghĩa và lịch sử phát triển người ta phân Phật Giáo ra làm 3 truyền thống: Nguyên Thủy, Tiểu Thừa Bộ Phái và Đại Thừa. Nguyên Thủy Phật Giáo là thời kỳ đức Phật còn tại thế hàng đệ tử Phật nương oai đức và lời dạy trực tiếp của đức Phật làm kim chỉ nam cho sự tu tập, thời kỳ này nội dung giáo nghĩa của Phật vẫn còn ở dạng thức truyền khẩu, nghĩa là học thuộc lòng chứ chưa viết thành văn tự. Tiểu Thừa Bộ Phái là thời kỳ sau khi đức Phật nhập Niết Bàn khoảng 100 năm với sự giải thích dị biệt về giới luật và giáo nghĩa đưa tới sự phân chia làm nhiều bộ phái -- có ít nhất trên 20 bộ phái được biết tới – trong thời kỳ này, những lời dạy của đức Phật đã được kết tập và viết thành văn tự trong 4 bộ Nikaya hay 5 bộ Kinh A Hàm mà sau này được dịch sang Hán văn. Phật Giáo Đại Thừa bắt đầu với phong trào vận động để đưa đạo Phật phổ cập vào xã hội với bộ phái Đại Chúng Bộ thuộc thành phần đại đa số và cấp tiến. Tuy nhiên, Phật Giáo Đại Thừa được khởi phát rõ rệt vào khoảng 600 năm sau Phật nhập diệt từc đầu công nguyên nhờ cuộc vận động của chư Bồ Tát Mã Minh (Asvaghosa), Long Thọ (Nagarjuna), Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) với sự xuất hiện của Kinh Điển Đại Thừa và các bộ Luận xiển dương Đại Thừa như các bộ Kinh Bát Nhã, Pháp Hoa, Duy Ma Cật, v.v…, và các bộ Luận Đại Thừa Khởi Tín, Trung Luận, Đại Trí Độ Luận, Duy Thức, v.v…

 

            Vào thời đại Vua A Dục (Asoka – 272-236 trước công nguyên), nhờ sự hỗ trợ tích cực của vị hoàng đế sùng mộ Phật Pháp này nhiều phái đoàn hoằng pháp đã được cử đi truyền bá Phật Giáo tại nhiều nơi trên thế giới qua đường thủy, trong đó có Tích Lan (Sri Lanka), Thái Lan, Miến Điện, Nam Dương, Việt Nam, v.v.... Đường truyền giáo này về sau lịch sử gọi là Nam Truyền Phật Giáo. Ngược lại, Phật Giáo Đại Thừa đã được truyền bá ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ ở phía bắc đến các nước Afghanistan, Tây Tạng, Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam, v.v… vào đầu công nguyên. Đường truyền giáo này được gọi là Bắc Truyền Phật Giáo.

 

            Phật Giáo tại Ấn Độ đã trải qua nhiều thăng trầm tùy thuộc vào các triều đại chính trị có hậu thuẫn hay tiêu diệt Phật Giáo, dĩ nhiên, trong đó không thể bỏ qua yếu tố then chốt là sự hưng thịnh hay suy đồi của nội lực Phật Giáo mà hàng ngũ Tăng Ni và cư sĩ Phật tử đóng vai trò chủ đạo. Nhưng phải đợi đến một biến cố lịch sử mà qua đó Phật Giáo tại Ấn Độ đã hầu như bị tiêu diệt hẳn, đó là cuộc xâm lăng của Hồi Giáo vào Ấn Độ ở thế kỷ thứ 12 sau công nguyên, với chính sách tiêu diệt Phật Giáo tận gốc bằng việc bắt buộc tu sĩ hoàn tục hay giết hại hàng chục ngàn Tăng Ni, những người không chịu bỏ đạo, đốt phá tất cả chùa chiền, kinh sách Phật Giáo. Nhưng, nhờ trước đó, Phật Giáo đã được truyền bá ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ đến các quốc gia lân bang, cho nên, Phật Giáo đã được phát triển sâu rộng tại nhiều nước ở Châu Á.

 

            Ngày nay, tín đồ Phật Giáo trên khắp thế giới có thể đạt tới con số trên một tỉ rưỡi người, và Phật Giáo là một trong những tôn giáo phát triển mạnh nhất tại các nước Âu Mỹ.

 

 

GIỚI THIỆU VỀ HÀNH CHÌNH CHIÊM BÁI TỨ ĐỘNG TÂM

  CỘI NGUỒN CỦA ĐẠO PHẬT

 

Mang nét huyền bí phương Đông, đất nước Ấn Độ ẩn dấu những nét văn hoá tôn giáo, kiến trúc và lịch sử lâu đời, những truyền thuyết chất chứa sức quyến rũ riêng biệt, những phong tục độc đáo…tất cả đã  tạo nên cho Ấn Độ một màu sắc thần tiên huyền bí.

Hành trình trở về với cội nguồn linh thiêng của đất Phật qua các địa danh Vườn Thánh Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, Vườn Lộc Uyển, Câu Thi Na và dòng Sông Hằng huyền bí … thực sự  trở thành một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với bất cứ du khách nào.

 

Hành chình chiêm bái Tư động tâm tiêu biểu của Alsimexco Flight Centre được tóm tắt qua Bản đồ sau:

 

Bản đồ Hành chình Chiêm bái Tiêu biểu của Alsimexco Fligh Centre

 

Giới thiệu về Lâm -Tỳ-Ni (Lumbini) - Nơi Đức Phật ĐảnSinh

 

Lâm Tỳ Ni  là một trong những nơi hành hương nổi tiếng của đạo Phật tại quận Rupandehi thuộc Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal nằm cách biên giới Sonauli Ấn Độ khoảng 36km. Nơi này được cho là hoàng hậu Mayadevi (Mada) đã sinh ra Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa), người sau này trở thành Phật Thích Ca và đã khai sinh ra Phật giáo. Đức Phật đã sống trong khoảng thời gian 80 năm từ năm 563 đến 483 TCN. Lâm Tỳ Ni là một trong 4 nơi hành hương nổi tiếng và cũng là những nơi quan trọng gắn liền với đời sống của Đức Phật, 3 nơi còn lại là Kushinagar (nơi đức Phật nhập Niết Bàn), Bodh Gaya hay còn được nhiều người biết đến với tên Bồ Đề Đạo Tràng (nơi đức Phật thiền định 49 ngày dưới cây bồ đề và giác ngộ ra giáo lý của Phật giáo) và nơi cuối cùng là Sarnath (nơi đầu tiên mà đức Phật giảng Pháp).

 

Lâm Tỳ Ni tọa lạc dưới chân dãy Himalaya. Cách 25km về phía đông của kinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa, nơi được cho là đức Phật đã sống đến 29 tuổi. Lâm Tỳ Ni có một số ngôi chùa và đền thờ trong đó có đền thờ Hoàng hậu Mada. Ngoài ra tại đây còn có ao Puskarini hoặc Holy, nơi Hoàng hậu Mada đã làm lễ nhúng nước trước khi sinh đức Phật ra đời. Tương truyền khi được sinh ra tại đây Ngài đã đứng vững thăng bằng trên hai chân, mặt hướng về phía Bắc đi bảy bước, mỗi bước đi của đức Phật đều được đỡ bởi một tòa sen phía dưới, Ngài nhìn khắp cả bốn phương, một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đất và nói rằng: “Ta là đấng chí tôn cao quý nhất trên đời ! Đây là lần hóa kiếp cuối cùng, sẽ không còn tái sinh trên cõi đời này nữa..”. Ngoài ra nơi đây còn phần còn lại của cung điện Ca Tỳ La Vệ.

 

Vào thời của Đức Phật, Lâm Tỳ Ni là một khu vườn xinh đẹp và đầy màu xanh nằm giữa Ca Tỳ La VệDevadaha ở Nepal. Hoàng hậu Mada đã hạ sinh ra đức Phật tại đây khi đang trên đường trở về nhà cha mẹ để sinh con đầu lòng theo tục lệ truyền thống của Ấn Độ lúc bấy giờ. Các tấm phù điêu tại đây mô tả cảnh Hoàng hậu Mada với tay phải cầm một nhánh của cây Sala (Shorea) với một đứa trẻ sơ sinh đứng thẳng trên những cánh hoa sen, xung quanh đầu đổ một vầng hào quang hình bầu dục và cùng các thiên sứ của nhà trời cũng có mặt.

Năm 249 TCN, khi vua A-dục vương (Ashoka) đến thăm Lâm Tỳ Ni, nó còn là một ngôi làng phồn thịnh. Vua A Dục đã cho xây dựng bốn ngôi tháp và một cột trụ bằng đá. Cây cột trụ bằng đá được khắc chữ và dịch ra như sau : “ta là vua A Dục, là niềm tin tưởng của chư thiên, trong 20 năm trị vì này, ta đã thực hiện một chuyến thăm của hoàng gia đến nơi đức Phật được sinh ra tại đây…Lâm Tỳ Ni được giảm một phần tám thuế (chỉ)”

 

 

Lâm Tỳ Ni đã bị bỏ quên trong nhiều thế kỳ. Năm 1895, Feuhrer, một nhà khảo cổ học nổi tiếng người Đức đã phát hiện các trụ cột lớn tại đây trong khi ông đi đến các vùng đồi thấp của dãy núi Churia. Tiến hành thăm dòkhai quật khu vực xung quanh người ta phát hiện một ngôi đền bằng gạch và đá sa thạch điêu khắc những cảnh sinh thành của đức Phật.

Các giả thuyết được đưa ra rằng ngôi đền của hoàng hậu Mada đã được xây dựng trên nền tảng của một ngôi đền trước lớn hơn nhiều. Về phía nam của ngôi đền này có một cái hồ nổi tiếng thiêng liêng được biết đến như Puskarni. Người ta tin rằng hoàng hậu Mada đã tắm trong hồ này trước khi hạ sinh đức Phật. Vào năm 1996 một phát hiện khảo cổ quan trọng về một hòn đá mà vua A Dục vào năm 249 TCN đã dùng để đánh dấu vị trí nơi sinh của đức Phật vào 2600 năm trước. Nếu đúng vậy phát hiện này sẽ đưa Lâm Tỳ Ni nổi bật hơn trên bản đồ cho hàng triệu người hành hương trên thế giới theo đạo Phật.

 

Những thế kỷ sau đó, Lâm Tỳ Ni thực sự trở thành niềm ao ước và điểm đến của những hành giảhọc giả Phật giáo. Hai vị danh Tăng Trung Hoa là Pháp Hiển (337-422) và Huyền Trang (602-664) – ít nhiều đã ghi lại những dấu tích về Lâm Tỳ Ni trong các tác phẩm để đời của các Ngài sau những lần chiêm bái quê hương Đức Phật. Và cũng nhờ vào các bộ “ký sự” của hai vị danh Tăng Trung Hoa này, vào năm 1896 nhà khảo cổ người Nepal đã khai quật và phát hiện “sắc dụ Asoka” (trụ đá A Dục) trên vùng đất có tên “Rummindei” sau gần mười thế kỷ Lâm Tỳ Ni hoang phế, điêu tàn và rơi vào quên lãng, kể từ ngày các thánh địa Phật giáo bị tàn phá, khủng bố dưới bàn tay những kẻ cuồng tín Hồi giáo xâm chiếm Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ 11 đầu thế kỷ thứ 12.

 

Năm 1997, UNESCO chính thức liệt kê Lâm Tỳ Ni trở thành di sản văn hoá thế giới, tiếp tục khai quật, trùng tu và tôn tạo Lâm Tỳ Ni.

Lâm Tỳ Ni hiện giờ chỉ có thể xây dựng các tu viện không cho xây dựng các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng. Hiện nay, khu này được chia thành hai khu là khu phía Tây và khu phía Đông. Phía Đông có các tu viện của Phật giáo Nam Tông, phía Tây có các tu viện của Phật giáo Bắc Tông.

Lâm Tỳ Ni hiện giờ đã là tàn tích so với năm xưa bao gồm một cây bồ đề, một hồ tắm xưa, một trụ cột do vua A-dục vương dựng nên và đền thờ hoàng hậu Mada.

 

Giới thiệu về Bồ đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) - Nơi Đức Phật Thành Đạo:

 

Bodh Gaya hay Bodhgaya, tiếng Việt là Bồ Đề Đạo Tràng, là một thành phố ở quận Gaya, Bihar, Ấn Độ. Đây là địa điểm nổi tiếng do là nơi Đức Phật đã giác ngộ dưới cây bồ đề.Đối với Phật giáo, Bodh Gaya là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích-ca Mâu-ni, còn 3 nơi khác đó là Kushinagar, Lumbini và Sarnath. Vào năm 2002, ngôi đền Mahabodhi (Đại giác ngộ tự) ở Bodh Gaya đã trở thành Di sản thế giới.

 

Đại giác ngộ tự (Mahabodhi) là một công trình kiến trúc bằng đá với một shikhara ở trung tâm. Tận trong cùng ngôi đền có một bảo tháp kiểu Miến Điện. Phức thể tự viện này đã được trùng tu bởi các tín đồ Phật giáo Miến Điện, do vậy, trong điêu khắc và kiến trúc, nó có nhiều phong cách Miến Điện. Mặt tiền của tháp trung tâm và bốn tháp góc được phủ các hốc đầy những tượng Phật giáo.

Hiện nay, tại vùng Bodh Gaya, cùng với rất nhiều chùa của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng có 4 chùa tại đây. Đó là Việt Nam Phật quốc tự của thầy Huyền Diệu, chùa Độ Sanh của một nhà tu hành người Mỹ gốc Việt, chùa Viên Giác của một nhà tu hành người Đức gốc Việt và tịnh xá Kỳ Hoàn của thầy Thích Giác Viên đến từ Vũng Tàu.

 

Đại giác ngộ tự (Đền Mahabodhi) nằm trong quần thể công trình nằm cách Patna 96 km.  Sau khi Phật nhập niết bàn, những cành chiết từ cây Bồ Đề đã được gửi đến những địa điểm khác trên cả nước và vào thế kỷ 3 TCN, một cành chiết đã được đem đến Anuradhapura ở Sri Lanka, tại đây nó đã phát triển thành một cây to. Vào cuối thế kỷ 19, một cành chiết của cây này lại được người Anh mang trở về Bodh Gaya và trồng lại chính nơi cây gốc đã từng ở đó.

 

Vào khoảng 250 TCN, hoàng đế Asoka của triều đại Maurya đã dựng một ngôi đền kỷ niệm việc Phật đạt giác ngộ ở Bodh Gaya, nhưng ngôi đền này hiện không còn. Một công trình kiến trúc khác đã được dựng lại trên ngay chính địa điểm đó vào thế kỷ thứ 2 TCN và đã được trùng tu nhiều lần.

 

Bồ đề Đạo tràng được xem là khu Thánh địa thiêng liêng bậc nhất trong các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ. Nơi đây, luôn được sự quan tâm với lòng kính trọng đặc biệt của  Phật tử và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới

Một điều kỳ diệu đối với bất cứ ai được một lần dừng chân nơi đây, hoặc lễ bái, hoặc tụng kinh hoặc kinh hành, hoặc khởi lòng đối với đức Phật chúng ta đều có chung một cảm giác an lành, một niềm hoan hỷ trào dâng, đó chính là sự gia trì của đức Phật cho hàng đệ tử của Ngài hay bất cứ những ai có một chút nghĩ tưởng đến ân đức của Phật.

 

Giới thiệu về Vườn Lộc Uyển (Sarnath)Nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân :

 

Một thánh địa đáng ghi nhớ nữa trong lịch sử Phật Giáo là thánh địa Isipitana hay Sarnath. Nơi đây, trong sự tĩnh lặng của vườn Lộc Uyển, Đức Phật đã khai giảng bài pháp đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như trước kia cùng tu khổ hạnh với Ngài. Nội dung bài thuyết pháp nói về những khổ đau của kiếp người và những phương cách giải hóa những thống khổ đó. Sự kiện này đã được mệnh danh là “Chuyển Pháp Luân,” có nghĩa là Đức Phật chuyển bánh xe pháp đầu tiên đánh dấu một kỷ nguyên huy hòang rực rỡ của một tôn giáo kéo dài bền vững trên 2500 năm cho đến nay.

 

Sarnath là nơi xuất phát tôn giáo do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Vì thế, Sarnath đã trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất tồn tại trên 1500 năm. Trong những thế kỷ đầu tiên của thời kỳ Phật giáo hưng thịnh, dưới triều đại vua A Dục, Sarnath đã trở thành một nơi tranh luận nổi tiếng giữa các tông phái và đạo giáo. Hai ngài Pháp Hiền và Trần Huyền Trang đã đến chiêm bái thánh tích này vào thế kỷ thứ 5 và thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Hai ngài đã để lại cho chúng ta nhiều tài liệu giá trị về lịch sử thánh địa này. Nơi đây, vua A Dục cũng đã sai người xây dựng một cột trụ đánh dấu khu vực ẩn cư trong nhiều tòa nhà lớn nhỏ khác nhau của hơn 1500 vị tăng sĩ Phật giáo đến Sarnath. Trong những di tích còn sót lại đó, người ta phải nhắc đến một ngôi đền tuyệt mỹ có tượng Phật bằng đồng trong hình tướng chuyển Pháp luân, một ngôi cổ tháp và một cột trụ bằng đá. Tất cả đều do vua A Dục xây dựng. Thánh địa này đã phát triển rực rỡ trong nhiều triều đại và cũng đã được trùng tu lại nhiều lần. Theo bia ký và những chứng cứ khảo cổ, người ta biết rằng ngôi đền có tượng Đức Phật Chuyển Pháp Luân đã được trùng tu lại theo lệnh của hòang hậu Kumaradevi vào phân nửa đầu thế kỷ thứ 12 trước Công nguyên. Chẳng bao lâu sau, địa danh này bị quân đội của Muhammad Ghori, của đạo quân Huns và Mahmud Ghazni phá hủy hòan tòan, nhưng Sarnath lại được trùng tu do công sức của các tín đồ Tăng Ni Phật giáo khắp nơi. Tuy nhiên về sau, vì đạo Phật đã suy tàn tại Ấn Độ, Sarnath, một địa danh lịch sử nổi tiếng và huy hòang một thời đã bị tiêu hủy mất dấu trong đổ nát hoang tàn của cát bụi thời gian.

 

Ngày nay, viện khảo cổ Ấn đã tổn phí sức lực và tài chánh thật nhiều trong công cuộc khai quật và trùng tu lại thánh địa Sarnath. Khi chúng ta đến Sarnath từ hướng Varanasi, chúng ta sẽ thấy một mặt phẳng bát giác bằng gạch nung nhô lên khỏi mặt đất. Mặt phẳng này là di tích còn sót lại của một ngôi tháp trước kia đánh dấu nơi Đức Phật đến gặp 5 anh em ông Kiều Trần Như. Ngôi tháp bát giác này được trùng tu lần sau cùng bởi tiểu vương Akbar năm 1588, thuộc triều đại Gupta.

Trong số những di tích tàn rụi còn sót lại không bị các đạo quân tàn phá là ngôi tháp Dhamekh cao hơn mặt đất 150 bộ. Ngôi tháp này được xây cất bằng nguyên liệu bền cứng, những khối đá khổng lồ bằng gạch và mang hình dáng cột trụ. Những hình tượng khắc trên mặt tháp cho chúng ta biết ngôi tháp Dhamekh được xây vào triều đại Gupta thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Danh từ “Dhamekh” phát xuất từ nguyên từ Phạn ngữ “Dharmekh – chánh pháp”. Cách ngôi tháp này không xa về hướng Tây là một ngôi tháp nhỏ do vua A Dục xây cất. Tháp vua A Dục xây, theo lời miêu tả của ngài Trần Huyền Trang, có thể là nơi Đức Phật tọa thiền thuyết pháp cho 5 anh em Kiều Trần Như. Xa hơn một tí về phía Bắc, là một côt trụ hình đầu sư tử được khắc chạm rất công phu. Cột trụ sư tử này hiện nay được trưng bày tại viện bảo tàng khảo cổ gần đó. Tại ngôi tháp này, chúng ta còn thấy sót lại những mảnh đá lớn của nền nhà chánh điện và những cột lớn nhỏ của một cổng chính dẫn lối vào chánh điện ngôi tháp. Ngòai ra, chúng ta còn thấy rất nhiều mãnh vỡ của các tượng Phật và Bồ tát mang dấu ấn điêu khắc của nhiều triều đại khác nhau. Một bức tượng Phật đẹp nhất tạc bằng đá cát khắc hình Đức Phật Chuyển Pháp Luân là bức tượng tuyệt mỹ mang dấu nghệ thuật điêu khắc triều đại Gupta.

Tất cả những bức tượng điêu khắc vào thời đại này đều khắc theo tám biến cố lịch sử của cuộc đời Đức Phật như Đức Phật giáng sanh, thành đạo, chuyển Pháp luân, nhập Niết bàn, thi triển thần thông, v.v. Đáng kể nữa là một bức tàn lọng bằng đá khắc trọn vẹn bài pháp Tứ Đế bằng tiếng cổ Pàli.

Dù đã bị tàn phá nhiều theo thời gian, Sarnath vẫn còn hấp dẫn du khách tìm về Ấn Độ để tưởng nhớ lại hình ảnh Đức Từ Phụ và giáo âm của Ngài vẫn vang vọng bất diệt trong lòng người con Phật.

Trên bước đường hành trình tâm linh về xứ Ấn thiêng liêng để chiêm bái Tứ Động Tâm, thông thường những người con Phật nói riêng hay du khách trên thế giới nói chung sau khi đáp máy bay tại phi trường Delhi, địa điểm viếng thăm đầu tiên sẽ là thành phố Varanasi. Nơi đây du khách sẽ được chiêm bái thánh tích Sarnath, khu vườn Lộc Uyển thiêng liêng xinh đẹp, nơi đức Phật chuyển vận bánh xe Pháp đầu tiên, bắt đầu cuộc hành trình hoằng pháp cứu khổ độ sanh và viếng thăm dòng sông Hằng thiêng liêng huyền bí. Tiếp đó cuộc hành trình tâm linh sẽ đưa mọi người viếng thăm chiêm bái thánh tích Bồ-đề-đạo-tràng (nơi đức Phật thành đạo), thánh tích Kusinagar (nơi đức Phật nhập Niết-bàn) và thánh tích Lâm-tỳ-ni (nơi đức Phật đản sanh)….

Đó là cuộc hành trình tâm linh thuận theo không gian địa lý. Nếu thuận theo thời gian của Tứ Động Tâm thì khách hành hương phải đáp máy bay ở Nepal để chiêm bái thánh tích Lâm-tỳ-ni, sau đó viếng thăm thánh tích Bồ-đề-đạo-tràng, chiêm bái thánh tích Sarnath, và cuối cùng đảnh lễ thánh tích Kusinagar… cuộc hành trình như thế sẽ không thuận đường, nên thường vất vả hơn. Trong phạm vi bài này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thánh tích Sarnath, vườn Lộc Uyển, nơi Ba ngôi báu được thành lập đầu tiên giữa cuộc đời.

 

Giới thiệu về Câu Thị Na (Kushinagar) – Nơi Đức Phật nhập niết bàn:

 

Nơi Đức Từ phụ, sau 49 năm giáo hóa không mệt mỏi, đặt dấu chân lên khắp một vùng rộng lớn của lưu vực sông Hằng, Ngài đã nhập Vô dư y Niết bàn. Năm 543 trước Tây lịch, vào một đêm trăng tròn tháng Magh (tháng Một-Hai), tại ngôi làng Beluva gần thành Vaishali, Đức Phật đã thuyết về sự vô thường của vạn pháp và tuyên bố rằng ngày niết bàn của Ngài sắp đến. Từ giã Vaishali, Đức Phật bắt đầu cuộc hành trình dài 280km, hướng về ngôi làng Pava, Kushinagar. Nơi đây, ngài đã thọ nhận bữa ăn cuối cùng của bác thợ rèn Chunda và nghỉ tại rừng cây sala bên bờ sông Hiranyavati. Sau khi hỏi trong chúng đệ tử còn có ai cần hỏi điều gì nữa không, Đức Phật đã thuyết bài pháp cuối cùng, rằng: “Hãy ghi nhớ, tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tinh tấn, chớ có buông lung”. Thuyết xong, Ngài an nhiên thị tịch, bấy giờ Ngài vừa tròn 80 tuổi.. Đến với thánh địa này, khách hành hương thường chiêm bái những nơi thiêng liêng như: điện Mathakuar, nơi Đức Phật thuyết bài pháp cuối cùng; chùa và tháp Đại bát Niết bàn, nơi Đức Phật nhập diệt; tháp trà tỳ Angrachaya, nơi trà tỳ kim thân Đức Phật; và tháp phân chia xá lợi Rambhar..

 

Nguồn: Internet

 

Liên hệ tư vấn và đặt chương trình:

Tour du lịch tâm linh - Hành hương đất Phật

   Văn phòng chính: Số 1/200/10 Nguyễn Sơn, Hà Nội 

    Điện Thoại: (844) 38224468  Máy lẻ: 111/112/113

Ms. Diệu Mai: 091321.9284; Mr. Hải Đăng: 09047.66668

 

Cùng bạn  An lạc trên mỗi chuyến Hành hương!

 

 

Các bài khác :


Đặt Vé Máy Bay Giá Rẻ